Trong cuộc sống thường ngày, nón bảo hiểm đã trở thành một vật dụng không thể thiếu cho người điều khiển xe gắn máy, xe mô tô ở Việt Nam. Tuy nhiên câu chuyện thoát chết nhờ nón bảo hiểm tôi kể dưới đây lại xảy ra ở Thái Lan, một đất nước cũng có lượng người sử dụng xe máy đông như Việt Nam.
Người mà tôi nói đến là anh Satien Luangpitak, 28 tuổi làm nghề xe ôm tại một vùng khu vực phía bắc của Bangkok, Thái lan. Cũng giống như Việt Nam tại các vùng nông thôn Thái Lan thì xe máy vẫn là phương tiện di chuyển rất phổ biến. Mặc dù chính phủ Thái Lan đã ban hành luật bắt buộc đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông nhưng trên thực tế số người tuân thủ không cao. Số lượng người tham gia giao thông và hành khách không sử dụng mu bao hiem vẫn rất phổ biến.
Vào tháng 5 năm 2004, anh Satien Luangpitak bị tai nạn khi đang điều khiển xe trên đường vào giờ cao điểm. Anh ấy đã đâm vào một chiếc xe ôm khác ngược chiều khi cố gắng vượt qua một chiếc ô tô. Lúc đó vận tốc mà anh chạy là 80km/h. Khi bị tai nạn anh bị quăng người ra phía trước, đầu và vai đập mạnh dưới lòng đường. Satien Luangpitak bị nhất trong khoảng nửa giờ. Một người lái xe ôm khác đã dừng lại và giúp đỡ anh thay vì gọi xe cấp cứu và chuyển anh ra khỏi chỗ bị tai nạn để đưa đến bệnh viện. Hành động này là hành động tốt bụng tuy nhiên nó cũng gây ra thêm chấn thương cho Satien Luangpitak ở phần cột sống. Cách phân biệt nón bảo hiểm thật và giả
Satien Luangpitak được điều trị chấn thương ở đầu và cổ tại bệnh viện, 6h sau đó anh được ra viện với một chiếc nẹp ở cổ và một phần cơ thể. Anh tiếp tục được theo dõi, điều trị ngoại trú và có thể làm việc trở lại sau 1 tháng. Bên cạnh chấn thương vùng đầu gây ngất thì trong vòng 2 năm sau khi bị tai nạn, anh không hề có biểu hiện gì với chấn thương vùng đầu, tuy nhiên vùng vai của anh không thể phục hồi 100%.
Ánh Dương chuyên cung cấp thiết bị Giám sát hành trình, Đồng Hồ Taxi. Quản lý dây chuyền sản xuất và thiết bị định vị taxi ôtô hàng đầu tại thị trường Việt Nam.
Theo nhận định của các bác sĩ và y tá thì anh Satien Luangpitak đã được cứu sống nhờ chiếc nón bảo hiểm. Nếu ngày hôm đó anh không đội nón bảo hiểm thì tình trạng tai nạn của anh còn nghiêm trọng hơn rất nhiều lần. Mặc dù sau tai nạn anh bị chấn động tâm lý, sợ xe máy, sợ lái xe với tốc độ cao. Những ngày làm việc sau đó anh cũng nhất quyết không chịu chở khách khi khách không đội nón bảo hiểm. Khi được phỏng vấn anh đã cho biết anh rất biết ơn chiếc nón bảo hiểm và hiểu được tầm quan trọng của nó trong cuộc đời cũng như công việc của anh.
Satien Luangpitak chỉ là một trong số rất ít những trường hợp thoát chết nhờ nón bảo hiểm. Tại Việt Nam cũng có không ít trường hợp sau khi bị tai nạn, nhờ nón bảo hiểm mà người bị tai nạn vẫn có thể sống sót. Cẩn trọng khi đổi mũ bảo hiểm cũ lấy mới
Theo nghiên cứu của cục an toàn giao thông thì nón bảo hiểm có thể giúp người tham gia giao thông giảm đến hơn 60% nguy cơ chấn thương đầu và trên 40% nguy cơ chấn thương sọ não. Chính vì vậy đừng bao giờ bỏ qua vật dụng quan trọng này khi tham gia giao thông bạn nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét